Chợ Đêm Ở Bến Xe Thanh Vắng

 
 
 

Chín giờ. Tôi ngáp, nhìn bâng quơ xung quanh mình. Đúng ra, bến xe thanh vắng này đã đóng cửa lâu rồi, nghe nói sẽ biến thành một trung tâm thương mại, dịch vụ gì đó. Bên trong bến xe thì tối tăm và vắng lặng nhưng bên ngoài, nhứt là bên hông bến là cái sân tối tối thẳm của một ngôi chợ không kém thanh vắng , vẫn rộn rịp một cái bến xe “chui”. Ở cái thành phố quá đông dân này, giữa một đoạn đường hay cạnh một khu chợ bất kỳ nào đó, chợt có một ít người tụ tập, thỉnh thoảng có vài chiếc xe khách dừng lại đỗ khách xuống hoạc đậu chờ số khách không thích vào bến mua vé, và luôn luôn có đám xe ôm và dân bán hàng rong…, là coi như đây là một bến xe “chui” đang ngạo nghễ hoạt động. Không có chuyện uỷ ban nhân sở tại đến tra hỏi ai đó về giấy phép lập bền xe, cũng như không có cảnh sát giao thông đến “làm việc”, “vịn” những chiếc xe khách đỗ sai bến. Đã có thế lực bảo kê xong rồi. Tất nhiên, chủ những chiếc xe sử dụng bến xe “chui” phải chi tiền cho thế lực.

Mọi sự diễn ra trong bóng tối, dưới những ngọn đèn vàng vọt, thường xuyên chớp tắt như sắp hỏng. Chiều tối nào cũng mưa. Anh chàng bơm-hơi-vá-ép ngồi cạnh tôi chợt khều nhẹ: “Lụt lội mấy tháng nay dưới quê làm cho có thêm mấy con nhỏ lên đây bán trinh. Mấy cha nông dân dưới đó đang rầu, đang nghèo chết mẹ vì nước lụt, tiền đâu mà mua hả? Bán xong rồi ra nghề luôn. Đó, cái con nhỏ bận áo thun dây đó. Nghe tụi nó nói còn bót lắm, hàng mới mà!”.

Tôi như một robot già nua, sắp phế thải, bị câu chuyện của anh chàng vá-ép có tác dụng như một cú click thô lỗ mới chịu chuyển động, chậm chạp nhìn quanh. Chợ đã họp tưng bừng, đúng hơn là đã có kẻ bán người mua ngay từ hồi sẩm tối với những chiếc dù đủ màu sắc giương ra trên vỉa hè, che chắn cho người bán khỏi ướt. lạnh bởi những giọt mưa nhẹ hồi hoàng hôn. Giờ này bóng tối đã nhập nhoà như một thứ đồng lỏa. Với cái cảnh nhộn nhịp, thầm lặng mà công khai, phiên chợ đêm muốn phô bày mọi nét diêm dúa, loè loẹt trên mặt mũi, quần áo của người bán nhưng đồng không thể che dấu được cái vẻ u ê, thảm nảo không thể che đậy trên gương mặt họ. Với khách đi đường, cũng khó nhận ra nhóm người bán nếu chưa có kinh nghiệm ít nhiều. Đó là những gã ma cô chở các cô gái – dân trong nghề gọi là “nài” chở “đào” – trên những chiếc honda, khi thì phóng nhanh , khi thì chạy ngoằn nghoèo khắp trong khu vực trước bến xe ,với một phong cách rất riêng, nhứt định khác hẳn với những đôi nam nữ bình thường, lương thiện. Có thể dễ nhận ra “phe ta” hơn khi các cặp “nài” và “đào” chợt tụ lại, chạy kè bên một vài ông khách lớ ngớ, đi bộ trên lề đường mà không có phụ nữ đi kèm bên. Họ đang “chào hàng” bằng những câu như “ Đi chơi hông anh hai?” hay ngắn gọn, sỗ sàng hơn, là “ Ê, chơi hông, bố già?”.

Những đêm đầu tiên mới ra bến xe này đón vợ đi buôn hàng từ Vũng Tàu trở về, tôi cũng bị chào mời. Áo bỏ vào quần đàng hoàng, kiểu đàn ông ăn mặc chỉnh tề, hiền lành của tôi lập tức lọt vào tầm ngắm của dân buôn bán khu vực này, nhưng không phải bởi đám “nài” và “đào”, mà bởi một đám pê-đê đứng ở dốc cầu gần bến xe, nghĩa là bọn này đứng tách riêng để dễ làm ăn. Một em pê -đê nhảy ra cản xe tôi, “Anh nhớ em hôn, đi chơi nhe?”. Dù sao cũng không khổ sở, khó chịu bằng bị cùng lúc hai, ba “ả” xáp lại gần, nắm tay, vuốt má, thọc tay vô háng, kéo phẹc-ma-tuya quần. v.v…

“Đi không anh?”, thật ngắn gọn. Vài khi do vội vã, cứ để áo phủ ngoài quần mà chạy luôn ra bến xe, tôi cũng bị hỏi giựt ngược “Đi không anh?” hoặc trỏng trơ hơn là “Ê đi hông?”. Thì ra tôi bị người ta lầm với các anh chạy xe ôm. Thường thì tôi cười, khoác tay đáp gọn khô “Không, đi đón người nhà?. Nhưng có lần tôi cười không nỗi. Một gã say khướt, yừ phía sau ôm choàng qua vai tôi, ghé sát cái miệng hôi hèm “Đây…đây xuống Bà Chiểu bi..., bi nhiêu? Bi nhiêu hả?”. Tôi đang lúng túng thì cũng may có anh xe ôm đứng gần đó chạy đến giải vây. Hình như gã say rượu còn lèm bèm “ Đ. Mẹ, nghèo chạy… chạy xe mà còn…, còn làm bộ!”.

Tôi lại ngáp, như thói quen mỗi khi dò xổ số lại thấy mình vẫn.. .bình thường như mọi lần dò số – nghĩa là không trúng. Và không chắc là khi nào đột nhiên được trúng số - lô lớn lớn một chút - là tôi sẽ cảm nhận, chào mừng tình trạng khác thường mới xảy đến cho mình bằng cách hét tướng lên, rú lên như một số người trong chúng ta. Số mạng? Số mạng nào xô đẩy những gã con trai kia phải giả gái đứng đường? Cũng những gò ngục no vung, trắng nhễ nhại, có khi còn kèm theo cặp giò thon dài, phải nói là tuyệt mỹ như hoa hậu. Thật tình tôi đã xấu hổ, tự thẹn với chính mình, tự thấy mình chợt trở nên quái gỡ và bệnh hoạn, khi vài lúc không tự kềm chề được, đã lén lút đưa mắt ngắm những gò ngực thật, cặp giò thật của những đứa giả gái ấy. Những bộ phận cơ thể ấy (Hàng nhái ? Nhái lại hàng thật của phụ nữ?) thật sự là đẹp, có đủ sức lôi cuốn khi tình cờ đập vào mắt của người khác, không phân biệt nam giới hay nữ giới, tức không quá tệ như giọng nói của con người có những phần cơ thể như thế trên người.

Mấy gã pê đê thường có giọng nói ồ ề, rất phản cảm, mặc dầu luôn luôn cố gắng nũng nịu, đã đớt. Vậy mà cũng có người lầm. Đó là vài ông “hai lúa” lần đầu lên thành phố, đang ngờ nghệch, lang thang thì bị đám pê đê đến rủ rê, hoặc những ông bợm quá xỉ, không còn biết trời trăng mây nước gì, nghĩa là cũng không hề phân biệt được cái đứa thơm lừng mùi nước hoa rẻ tiền đang cặp cổ mình kia, đúng ra là trai hay gái.

Cũng có thể có một số - khá ít - những ông bệnh hoạn, biến thái, chỉ thích trai giả gái, không màng đến gái thật sự, nghĩa thích kiểu oral-sex mà đám giả gái chỉ có thể cung ứng trên giường, gọi là sẳn sàng phục vụ khách chơi, nếu không tính đến một kiểu tận tình hơn nữa mà khỏi cần chờ lấy tiền phục vụ, là lấy sạch hết quần áo, đồng hồ, mắt kiếng… của quí khách đang tô hô nằm trên giường.

Thông thường là, khi tiếp cận với đám trai giả gái, người bình thường sẽ khó tránh được cảm giác khó chịu, hay thương hại, hay… buồn cười. Trừ các gã biến thái ra thì tôi tin rằng không có chuyện thèm muốn xác thịt ở đây. Trong một phim hài, danh hài Jim Carrey – đóng vai thám tử - đã phát nôn, ói mữa nặng nề, khi phát hiện một gã tội phạm, đúng ra là trai giả gái, đã từng xuất hiện với đồ bikini hai mảnh thật gợi cảm, khôngbiết bằng cách nào mà đã khéo léo giấu được cái của quí của gã ra tuốt phía sau mông. Tôi cũng có cảm giác buồn nôn, cực kỳ khó chịu, khi tình cờ thấy một gã pê-đê ở đây, do quá ế khách nên đốt phong long xả xui theo đúng kiểu gái làng chơi, là đốt cháy một mảnh giấy rồi hươ hươ dưới háng. Anh ta làm gì có đúng thật cái bộ phận, cái món hàng nghề nghiệp của gái làng chơi mà đêm nay anh cho là “hẻo”, hàng bán chẳng ai ghé mua?

Cũng đêm nay, mấy cặp trai gái hợp doanh kia mới ế hàng thật sự. “Nài” chở “đào” chạy tời chạy lui liên tục, vài khi dừng xe, tụ lại thành đám, chữi thề om xòm. Thật lâu sau mới có hai thanh niên, dáng vẻ công nhân nghèo nàn, chỡ nhau trên một chiếc xe đạp cà tàng. Một anh đồng ý giá cả, xuống xe đạp qua ngồi vào xe của một tên “nài” quặm trợn. Chiếc xe “tống ba” vào một ngõ hẻm gần ngôi chợ thanh vắng. Anh kia chờ bạn bằng cách ngã cái xe đạp xuống bãi cỏ, ngồi bệt xuống đất, bình thản móc thuốc lá ra hút. Lát sau, rất chóng vánh, kẻ đi chơi gái đã trở lại, cứ như mới bảo bạn mình đứng chờ một chút để gã đi nhanh vô chợ, mua vội một gói mì hay cái bàn chải đánh răng. Hai người lại đèo nhau đi tiếp về hướng cuối phố. Mọi sự diễn ra dửng dưng, lạnh lẽo, không có gì đáng để nhắc lại hay đáng để suy nghĩ… Giờ này, đáng để nhắc lại chút đỉnh chắc sẽ là chuyện xảy ra đêm hôm qua, Một tay “nài” phóng xe đuổi theo khách, sơ ý đụng mạnh vào một chiếc xe tải đang đậu trong bóng tối, “đào” thì chỉ xây xát nhẹ, còn “nài” thì vỡ sọ, chết tươi tại chỗ. Đêm nay thì các bạn đồng nghiệp của tên “nài” xấu số vẫn làm ăn như lệ thường, kể cả ả “đào” cùng bị nạn mà sống sót, Do chỉ bị thương nhẹ, không hư hao gì nên ả đã cặp với một tên “nài” khác, tiếp tục kiếm khách như không hề có chuyện gì xảy ra. Mọi người bình thản họp chợ, hẳn ai đó cũng còn có trí nhớ và tình cảm thì cũng không có gì nhiều để nhắc tới kẻ mới qua đời.

Cũng có vài đề tải chưa nguội lạnh qua cửa miệng của mấy tay “nài” đang nghỉ hút thuốc. Một tên nói con “đào” sống sót sau tai nạn đã thầm có ý định ra riêng, nghĩa là không thèm nhờ đến “nài” chở mình đi kiếm khách nữa. Cô ta định tự lái xe, chạy đi mời khách, bán hàng và lấy tiền, rồi trả tiền cò cho mụ tú bà cai quản chị em khu này thôi chứ khỏi chia phần cho “nài” nữa. Nhưng thế lực cho thuê các loại xe hành nghề tại khu này đã từ chối ả ta… Một tên “nài” khác nhắc lại chuyện một gã uống mật gấu, đã thuê xe của thế lực mà dám quịt luôn số tiền hai trăm ngàn cho hai đêm thuê xe liên tiếp, rồi còn dám chạy xe xuống trốn ở một tỉnh miền Tây. Chẳng khó khăn gì cái chuyện liên lạc, nhờ truy tìm kẻ ăn cắp xe, giữa thế lực tại bến xe này với các thế lực khác ở các tỉnh xa. Tên “nài” ăn cắp xe thuê đã bị điệu về Sài Gòn và dĩ nhiên đã bị dần cho một trận thưa sống thiếu chết. Một màn trình diển dằn mặt giới giang hồ thật gây ấn tượng của liên minh các thế lực trong bóng tối.

Chẳng bao lâu, không còn nghe dân họp chợ đêm ở bến xe này nhắc gì tới chuyện tên “nài” ăn cắp xe nữa. Cũng như cái bản mặt “ đi đón vợ” của tôi cũng trơ lì, quen thuộc đến nhàm chán đối với mọi người. Không còn ai – từ đám pê đê đến những tay “nài” – còn lầm lạc, tưởng bở tới mức bước tới hỏi tôi “Đi không anh?” hay “Chơi không anh?” nữa. Hình như tất cả bọn họ đã chừa mặt tôi ra, không xếp lộn tôi vào những đối tượng cho họ muốn chào mời trong các phiên chợ đêm, tức đại loại như loại đản ông vô tích sự, liệt dương, quá sạch sẽ hay quá sợ vợ, sổ lồng đi ra đường một mình mà không dám chơi gái. Nhưng không có loại đàn ông “đi đón vợ” như tôi thì những phiên chợ đêm ở đây vẫn họp bình thường, vẫn chộn rộn mà buồn thảm. Bất giác tôi lại ngáp dài…

 
 

Phạm Nga