CĂN NGUYÊN TÌNH YÊU

 
 
 

Nền văn minh cho đến bây giờ mà chúng ta được biết chỉ hơn kém vào khoảng mười ngàn năm nay, thậm chí kể đến thời kỳ người Cromagnons hay Néantherdans cũng chỉ trên dưới hai chục ngàn năm, tức vẫn còn trong thời kỳ đồ đá mới.

Nhưng có một nền văn minh cổ đại hơn cả lại xuất hiện đã hơn 40 ngàn năm rồi. Đó là nền văn minh Polynésie, một quần đảo nhỏ nằm trên vùng cực nam Thái Bình Dương. Đó là nền văn minh của người Mélanésiens mà di chỉ trống đồng của họ rãi từ đó ra khắp Đông Nam Á. Và di chỉ văn hóa phi vật lý khá ấn tượng của họ là hệ thống Kinh Thánh ăn đậm vào nhân loại đến nổi gần như đọc Kinh Thánh nào cũng như Kinh Thánh nào. Chuyện thần thoại của người Mèo ở thượng du bắc bộ Việt Nam có khác nào kinh Cựu Ước của người Do Thái? Cũng lấy đất sét nặn ra muôn loài, cũng có tháp Babel bị phá sập vì cái tội leo trèo của con người, cũng có lụt hồng thủy giết sạch sành sanh để trừng phạt con người. Nhất là chuyện nhân loại được nặn ra từ đất sét chẳng khác Prométhée lấy đất sét nặn ra con người. Mỗi nơi một cách kể. Người Mélanésiens kể như vầy:

Từ thuở hồng hoang đã có mẹ đất Papa và cha trời Rangi luyến ái nhau mà có sự sống xuất hiện(1). Và các Ngài cũng muốn sự sống luyến ái nhau mà lưu truyền giống nòi. Mỗi sự sống Ngài tạo một cách riêng. Con người, giống loài sinh sau đẻ muộn nhất được làm ra từ đất.

Khi ấy mặc đất còn ẩm ước, đất còn nhão và Ngài lấy một nắm nặn ra con người đầu tiên. Cũng theo hình ảnh của các Ngài, Ngài nắn thành hai con người. Công trình của Ngài sắp hoàn tất, và Ngài muốn công trình sau cùng này thật hoàn hảo nên Ngài hà hơi sự sống vào để xem cách thức nó sinh động mà biết cần phải gắn vào đâu chổ cần thiết cái nhúm đất còn lại cho hoàn chỉnh. Trong lúc Ngài đang ngắm nghía cái công trình tuyệt hảo ưng ý nhất này của Ngài thì một trong hai nhân vật ấy hai tay nhanh như chớp chộp ngay hai nắm đất và khum tay ịn vào phái trước thân thể mình. Nhân vật thứ hai thấy vậy bèn vội vàng với một tay ra vét chút đất cỏn con còn lại và ghim ngay vào chổ đang thuận tay buông thỏng mà chưa kịp nâng lên cao hơn.

Nhân vật thứ nhất thấy người kia lấy hết không còn gì nữa bèn kiện với Papa đòi người kia phải trả cho mình cái phần còn lại sau hết đó. Rangi và Papa phân xử nhưng người thứ nhất ấy nằn nặc đòi, liên tục kêu gào cho bèn được. Papa và Rangi phải dàn xếp với người thứ hai chia bớt lại cho người thứ nhất ấy chút đỉnh để mua sự bình an. Người thứ hai cũng không vừa gì, khiếu nại rằng nó lấy tới hai nắm to, còn tôi vét chưa đầy một nắm tay, đáng lẽ nó phải chia cho tôi chứ sao tôi phải chia cho nó. Cuộc điều đình cứ càng lúc càng căng, dằng dai mãi…cho đến khi cặp mắt người thứ nhất bắt đầu chảy nước…và nước mắt lăn trên má! Người thứ hai thấy vậy cũng bắt đầu dịu giọng. Thấy người thứ hai có vẻ mũi lòng, tình thế như xoay chiều thận lợi cho cuộc điều đình nên Papa và Rangi tấn công đòn tâm lý sau cùng với người thứ hai rằng, ngươi có muốn yên ổn thì nên nhường bớt cho nó đi chứ nó cứ nói hoài nói mãi có chịu nổi không? Lời cảnh tỉnh có vẻ hợp lý, nên người thứ hai cũng ưng thuận.

Thế là Rangi Cha Trời bảo người thứ hai đứng sát vào người thứ nhất cho nó lút cái kia vào rồi Ngài sẽ cưa đôi. Người thứ hai làm theo hướng dẫn đó; nhưng Cha Trời mới vừa đưa cưa vào chưa kịp cưa thì người thứ hai vì tiếc rẽ nên liền rút ra không chịu cho cưa. Thế là Mẹ Đất phải nhiều lời khuyên nhủ nữa, khuyến khích nữa người ấy mới chịu thực hiện lại việc chia của này. Cha Trời cũng mới vừa đưa cưa vào thì nó cũng lại rút ra. Lần này thì Cha Trời, Mẹ Đất cũng đành bó tay vì nó khăng khăng trả lời dứt khoát không chịu để mất dù một chút mặc cho người thứ nhất dậm chân tiếc rẻ, bất chấp lời dụ ngon dổ ngọt của Papa và Rangi. Cuộc điều đình thất bại. Việc chia của bất thành. Vậy là từ ấy, con người ổn định như thế đấy.

Và Cha Trời, Mẹ Đất đặt tên cho hai người; gọi người thứ nhất là Nữ và người thứ hai là Nam, rồi truyền cho họ mệnh lệnh phải lưu truyền nòi giống. Họ vui vẻ nhận lời.

Khi Cha Trời Mẹ Đất đi rồi, hai người lại hục hặc nhau cũng vì cái chút đất của bên kia và của bên này. Họ lại cải vã. Bên này bảo đáng lẽ cái kia là của mình, và bên nọ lại nói đúng ra cái đó là của mình. Không chỉ họ nói bằng lời mà họ còn hành động nữa. Người này đưa tay qua chụp cái bên kia dành lại, người nọ vói tay qua kéo cái đó về cho mình. Cứ thế họ dằng co. Họ thử nhiều lần. Và họ biết bất quá cũng chỉ có sờ được thôi chứ không lấy được nên họ cũng không còn cố tình quyết liệt giựt cho bằng được như những lần thử nghiệm đầu nữa. Cứ lâu lâu nhớ trực lại, lại tiếc rẽ…lại rình cơ hội sơ ý của bên kia; bên này đưa tay chộp lấy. Không được gì, nhưng ít ra cũng chạm được cái mà mình tưởng là của mình. Tay thì được hưởng cái cảm giác như được của mất: hồi hộp và sung sướng! còn lòng thì hoan hỉ nghỉ rằng của mình còn đây!

Mà cứ mỗi lần họ định cướp của nhau như thế, bàn tay họ vừa sờ cái bên kia thì hình như có một mãnh lực nào làm cho lòng họ xao xuyến. Mỗi lần như thế, chỉ sờ được của bên kia thôi thì họ có cái cảm tưởng như là sờ của chính mình vậy và cảm thấy lâng lâng một cảm giác xôn xao hoan hỉ. Riết rồi họ xem như cái của bên kia chính là cái của mình. Cho nên mỗi khi họ nắm được cái kia trong tay họ, họ đều thốt ra lời âu yếm “mình ơi! mình ơi!” bằng cử chỉ nựng nịu, tưng tiu triều mến và khi ấy lòng họ đầy hoan lạc. Nhưng người Nữ không bao giờ quên nhắc nhở người Nam rằng cái dấu ấn kia, chính xác là cái vết thương ấy nó vẫn tươi cho đến ngày nay, là do lỗi của người Nam thậm thò thậm thụt rồi lại nuốt lời mới ra nông nổi ấy, cho nên đòi người Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm mỗi khi viếng thăm nó.

Rồi từ đó, họ mặc nhiên công nhận cho nhau.
Cũng từ đó, họ không còn coi cái đó là của riêng mình nữa.
Khi ý niệm ấy đã trở thành minh nhiên thì cũng là lúc họ lập ra giao ước: “giữ gìn cho nhau”; nghĩa là mình giữ là giữ cho bên kia. Cả hai ý thức rằng “của” là của bên kia, mình chỉ có bổn phận bảo quản thôi. Quyền sử dụng đã thuộc về bên kia và không phải là của riêng chính mình nữa. Vì thế, một khi mình tự hưởng dụng cái của mình ấy là gian lận, nghĩa là vi phạm giao ước – xem như một hình thức lén lút bội ước - nên bị lên án.

Cũng từ đó, họ gọi nhau là “mình” để xác nhận sự hiện hữu của mình – dầu là hiện vật nhỏ nhưng giá trị cao, vì cả hai đều xác nhận là của quí - đang hiện diện ở bên kia. Từ đó sự ràng buộc nghĩa vụ được xem là tự nhiên.
Dần rồi cái chuyện “viếng của” đó trở thành nghi thức.
“Viếng Của” là nghi thức mở đầu, và “Trao Của” là nghi lễ kết thúc.

Nghi thức Trao Của được xem như là một nghi lễ trả của là trách nhiệm và bổn phận của người đàn ông phải thực hiện vì nuốt lời ở những lần lừng khừng đổi ý đầu tiên nên phải trả lại cho bên kia cái gì thuộc về bên kia theo như sự ưng thuận lúc đầu tiên. Và ý niệm công bằng phát sinh từ đó. Từ đó “công bằng” có nghĩa là cái gì không phải của mình phải trả lại cho người sở hữu.

Nghi thức trao của lập lại cái động tác ban đầu lúc Cha Trời bảo người Nam đưa cái của người Nam cho lún sâu vào người Nữ. Nghi thức này nhắc nhở người Nam nhìn nhận cái này là của người Nữ và người Nữ phải đưa hai cái kia cho người Nam nắm giữ để xác nhận cái của ấy thuộc quyền sử dụng của người Nam. Nghi thức hừng hực hiến dâng này là xác nhận mối tương giao bình đẳng, tương đồng cảm xúc: cả hai bên đều có lợi!

Mỗi khi lập lại nghi thức ấy, người Nam cũng làm giống y như lúc ban đầu; nghĩa là đưa vào rồi lại rút ra rồi lại đưa vào rút ra tượng trưng việc trả lại tài sản cho người Nữ và cũng không quên trả luôn cái phần lời mà cái của người Nam sinh lợi. Chính cái phần lời đó làm thành cái hoan lạc cho cả hai: người Nữ hoan hỉ do được hưởng lợi nhuận, còn người Nam thì sung sướng vì đã làm xong một nghĩa vụ công bằng. Cái cảm giác lâng lâng của nghi thức mở đầu cũng như cái cảm xúc hoan lạc của nghi lễ kết thúc đã tạo nên cái xúc cảm luyến lưu gắn bó không thể chia lìa của đôi Nam-Nữ định hình thành ý thức hợp nhất gọi là TÌNH YÊU.

Và từ đó, luyến ái được xem như nghi thức nhìn nhận giá trị thân xác trong tình yêu.
Và tình yêu là phần thưởng vô giá của nhiệm vụ lưu truyền nòi giống.
Và con người mang hình ảnh Cha Trời Rangi và Mẹ Đất Papa trong cuộc luyến ái nhau mà có sự sống xuất hiện – con người truyền sinh –

 
 

(Nhiều Chuyện)

Vũ Ngọc Anh

=======================================================================
(1):[Doãn Quốc Sỹ - Thần Thoại C: “Thần thoại Pôlynêsia”-Sáng Tạo xb-Saigon]